Tại Nhật Bản Lễ tế giao

Mô hình phỏng dựng kinh đô Nagaoka, phía ngoài thành là nơi Thiên hoàng Kanmu tế giaoNhật hoàng Akihito làm lễ Đại Thường tế khi lên ngôi vào năm 1990. Một biến thể của Lễ tế giao

Nghi lễ tế trời được du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản dưới thời Nhà Đường, hoàng đế sẽ làm lễ tế vào ngày Đông chí. Theo sách Tục Nhật Bản Kỷ (tiếng Nhật: 続日本紀), Thiên hoàng Shōmu đã thực hiện nghi thức tế trời trong buổi lễ triều hạ (bá quan vào chầu và chúc mừng) vào ngày mùng một Tết năm 725.

Tuy nhiên, các tôn giáo được du nhập từ bên ngoài như Nho giáoPhật giáo đã được hợp nhất với các tín ngưỡng bản địa Nhật Bản (tiêu biểu là Thần đạo) nên những quan niệm cũng có nhiều sai khác so với Trung Hoa. Nữ thần Mặt Trời Amaterasu vốn là một vị thần tự nhiên bản địa được coi là vị thần tối cao, là thần tổ của Thiên Hoàng cũng như cả đất nước Nhật Bản. Các Thiên hoàng cho xây dựng đền thờ và trực tiếp làm lễ tế. Vì vậy các nghi lễ tế giao do nhà vua thực hiện ở Nhật Bản dần dần được bản địa hóa thành nghi lễ tế Nữ thần Mặt Trời tại Thần cung Ise. Đến thời Heian, các Thiên hoàng nắm quyền lực tuyệt đối cũng là lúc Phật giáo thâm nhập sâu rộng vào xã hội Nhật Bản. Thuyết "Bản địa thuỳ tích" (本地垂迹説/ Honji Suijaku Setsu) được Hoàng thất Nhật Bản tuyên truyền ở thời kì này cho rằng Phật là Bản địa, nguyên gốc (本) của Thần còn Thần là Thuỳ tích, dấu vết (迹) tức là hiện thân tạm thời của Phật. Theo thuyết này thì Nữ thần Mặt Trời chính là hoá thân của Đại Nhật Như Lai (Dainichi Nyorai). Thần và Phật vốn là đồng nhất, Phật vốn ở Ấn Độ, song vì phổ độ chúng sinh mà rời gót đến Nhật Bản thành Thần. Sách Nhật Bản Thư Kỷ (tiếng Nhật: 日本書紀) đã ghi chép lại rằng vào năm thứ 2 đời Thiên hoàng Monmu (tức năm 698) đã ra lệnh cho xây tại Ise, quận Watarai một ngôi chùa thờ chung cả Thần lẫn Phật, gọi là chùa Đại Thần Cung (大神宮寺/ Jinguji/ Đại Thần Cung Tự). Các nghi lễ tế trời dần mang màu sắc cúng Phật[8].

Thiên hoàng Kanmu là người đã tập trung được rất nhiều quyền hành, khẳng định quyền lực tối cao của Thiên hoàng tại Nhật Bản. Năm 784 ông cho dời đô đến Nagaoka (tỉnh Kyoto ngày nay) nhằm hạn chế ảnh hưởng của các thế lực Phật giáo đã bám rễ ở vùng Nara và cho phổ biến kinh điển Nho giáo Trung Hoa trong dân chúng như kinh Xuân Thu[9][10]. Vì thế, Thiên hoàng đã thực hiện lễ tế nam giao vào ngày Đông chí năm 785 tại vùng ngoại ô kinh đô, tức là Ly cung Katano (交野離宮/ Giao Dã ly cung), quận Katano, tỉnh Kawachi (nay thuộc địa phận tỉnh Osaka) để khẳng định quyền lực hoàng đế của mình như Thiên tử Trung Hoa.[11]

Quan niệm hiện đại về tế thần ở Nhật Bản bắt đầu từ thời Minh Trị, khi chủ nghĩa dân tộc kiểu phương Tây trỗi dậy ở Nhật Bản và được cổ xúy bởi Hoàng thất. Các nghi lễ tế trời vẫn được thực hiện bởi Thiên hoàng nhưng các vị thần được tế hoàn toàn thuộc về Thần đạo, đặc trưng cho tính dân tộc Nhật Bản. Hằng năm, Thiên hoàng làm các lễ tế trời tạ ơn được mùa gọi là Tân Thường tế (新嘗祭/ Niiname-sai). Tế Thường (嘗) vốn là nghi lễ tế vào mùa thu của nhà Chu ở Trung Quốc[12]. Trong đó lễ tế Thường đầu tiên của một Nhật hoàng, gọi là Đại Thường tế (大嘗祭/ Daijō-sai) là một phần của Lễ đăng quang của Thiên hoàng Nhật Bản thời hiện đại[13].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lễ tế giao http://www.tuvienquangduc.com.au/Thien/180lsttnhat... http://www.silkroads.org.cn/article-6489-1.html http://chimviet.free.fr/vannhat/nguyennamtran/Giao... http://nomfoundation.org/nom-project/history-of-gr... http://www.nomfoundation.org/nom-project/history-o... http://www.nomfoundation.org/nom-project/history-o... http://www.baotangcungdinh.vn/baotang.aspx?l=vn&Ti... http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/6441/le-t... http://husc.edu.vn/files/2016/20160531083836_2.noi... http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1279